Một số giải pháp để xử lý tình trạng trẻ thiếu tập trung

Hội chứng thiếu tập trung không hẳn là dấu hiệu của bệnh, chỉ đơn giản là khi trẻ còn nhỏ, khả năng tập trung vào một vấn đề thường rất thấp. Điều này khá phổ biến ở nhiều trẻ em. Tình trạng thiếu tập trung của trẻ thường không nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh khi trẻ còn nhỏ, nhưng đến tuổi đi học thì tình trạng này lại gây ra nhiều vấn đề như trẻ khó tập trung khi học bài, ảnh hưởng đến cả quá trình học tập. như sự phát triển của não bộ. Để tránh cho vấn đề thiếu tập trung của dẫn đến những hậu quả không mong muốn, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bố mẹ một vài lời khuyên trong việc giải quyết tình trạng trẻ thiếu tập trung.

Những biểu hiện của trẻ thiếu tập trung

Trẻ thiếu tập trung
Trẻ thiếu tập trung thường không chú ý vào bài học

Đối với trẻ thiếu tập trung, những biểu hiện sau đây thường xuyên xuất hiện. Cha mẹ nên lưu ý và nắm bắt sớm tình trạng của con nhỏ:

  • Trẻ không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài được và thường xuyên bị phân tâm, không chú ý vào bài học.
  • Tình trạng mất đồ thường xuyên xảy ra với bé, đặc biệt là những trẻ đã đi học. Việc mất đồ dùng học tập xảy ra như cơm bữa và làm khá nhiều bậc cha mẹ đau đầu.
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và ghi nhớ.
  • Việc làm bài tập ở nhà thường mất nhiều thời gian hơn vì trẻ khó tập trung khi học. Nhất là khi không có cha mẹ kèm bên cạnh.
  • Thường hay mơ màng trong lúc học tập trên trường hoặc ở nhà.

Một số giải pháp tăng khả năng tập trung cho trẻ

Tạo không gian học tập, vui chơi độc lập cho trẻ tập trung

Cho dù trẻ đang chơi hay đang học, chúng rất dễ bị gián đoạn bởi những âm thanh và sự vật khác xuất hiện. Bởi vậy cha mẹ nên cho con một khoảng không gian độc lập. Trong học tập bố mẹ nên bố trí một căn phòng với đầy đủ tiện nghi, ánh sáng và bàn học đúng độ tuổi. Bên cạnh đó đồ dùng học tập để ngăn nắp, gọn gàng, không khí thoáng… Tránh việc bày những món đồ chơi như búp bê hay siêu nhân lên bàn học. Vì việc này sẽ kích thích trẻ, làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với bài học.

Có thể ngay lập tức trẻ sẽ với tay lấy món đồ chơi và quên mất việc phải tập trung học. Còn trong khi trẻ đang chơi, cha mẹ không nên quấy rầy. Và để trẻ chơi một mình với điều kiện là căn phòng đảm bảo an toàn, không có vật liệu độc hại. Vì để trẻ tập trung làm việc gì đó, cha mẹ đừng làm phiền tới chúng.

Tạo danh sách mục tiêu

Việc đặt mục tiêu giúp trẻ tập trung học cũng là một trong những cách dạy trẻ kém tập trung được đánh giá cao về mặt hiệu quả. Trước khi bắt đầu vào buổi học hoặc làm bất kì điều gì; cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ các đầu mục công việc cần hoàn thành. Từ đó trẻ sẽ biết cách tập trung thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên việc đạt mục tiêu phải vừa sức với con trẻ để tránh tình trạng chán nản hoặc bỏ cuộc trong quá trình thực hiện

Cha mẹ luôn luôn khuyến khích trẻ chủ động làm mọi việc của chúng. Hãy giải thích cho trẻ về trách nhiệm của mình phải hoàn thành. Nhằm tránh tình trạng con phụ thuộc vào cha mẹ. Khi trẻ đã biết được trách nhiệm của mình thì chúng sẽ tập trung hoàn thành công việc đó.

Thời gian học và chơi cần xen kẽ với nhau giảm thiểu sự thiếu tập trung ở trẻ

Chơi cùng con
Hãy cho trẻ tự chọn trò chơi và kiên nhẫn chơi cùng trẻ

Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp. Sau đó nhắc nhở bé quay trở lại bàn học hay công việc sẽ giúp độ tập trung của trẻ cao hơn.

Trong quá trình dạy trẻ kém tập trung sẽ làm cha mẹ đôi khi mất kiên nhẫn mà la mắng trẻ. Hãy cố điều chỉnh tâm trạng và kiềm chế vì thực tế bạn bất lực bao nhiêu thì cảm xúc của trẻ cũng tồi tệ không kém. Khi chúng khiến cha mẹ phải khiển trách. Bản thân trẻ cũng rất muốn tập trung, hoàn thành bài tập, công việc. Nhưng chính chúng cũng không biết phải làm sao? Đây chính là lúc bé cần bạn trò chuyện và đồng cảm. Hãy giải thích những khúc mắc để cùng trẻ vượt qua tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!