Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai không phải là tổng nhu cầu của bào thai và nhu cầu của phụ nữ lúc bình thường. Khi người phụ nữ bắt đầu quá trình mang thai thì sẽ xuất hiện những thay đổi sinh lý làm thay đổi nhu cầu dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa. Nếu khi mang thai mẹ bầu được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi thì sẽ giúp thai nhi phát triển ngày càng phát triển hoàn thiện và nhanh chóng hơn và giúp cho mẹ trong việc tiết sữa sau này.
Thường thì vào thời kì mang thai nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ hay được mang ra so sánh với nhu cầu của phụ nữ trưởng thành lúc bình thường. Lúc này nhu cầu về chất dinh dưỡng sẽ càng tăng lên. Một số chất dinh dưỡng có nhu cầu tăng nhiều như sắt và vitamin A do cơ thể người mẹ sử dụng trong quá trình mang thai đồng thời để thai nhi phát triển và dự trữ. Những chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin D, vitamin C và calci không được thai nhi dự trữ mà nhu cầu chỉ đáp ứng cho thai nhi phát triển. Để có đầy đủ chất dinh dưỡng cần có những món ăn tốt, tham khảo cùng chúng tôi nhé!
Tìm hiểu về măng
Tuy chứa một lượng chất xơ dồi dào giúp chống sự hình thành của các tế bào ung thư, giảm các triệu chứng táo bón ở bà bầu. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên tiêu thụ quá nhiều măng trong bữa ăn hàng ngày. Vì sao vậy? Măng là một món ăn hết sức quen thuộc với người dân nước ta. Có mặt trên bàn ăn từ những bữa ăn thông thường cho đến các bữa tiệc. Từ nông thôn cho đến thành thị và hầu như được tất cả mọi người ưa thích.
Trong măng tươi có các rất nhiều vitamin và thành phần dưỡng chất. Có lợi đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, câu hỏi những dưỡng chất từ măng có tác dụng như thế nào tới thai nhi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin hữu ích dưới đây nhé!
So với tất cả các loại hoa quả khác như rau mầm, dua leo, cà chua, bắp cải. Thì lượng chất xơ trong măng tươi cao hơn rất nhiều lần. Lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành các tế bào ung thư ở cơ thể. Đặc biệt sẽ làm giảm đi các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như táo bón. Ăn măng để bổ sung chất Phytosterol. Đây được xem là chất có tác dụng cực kì tốt trong việc chống lại các yếu tố gây ra lão hóa, chống oxy hóa. Giúp các các tế bào được trẻ hóa và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra đây cũng là dưỡng chất có tác dụng kháng viêm và phục hồi các tế bào trong cơ thể, nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Tác dụng của măng đối với phụ nữ mang bầu
Trong thời kì đầu của quá trình mang thai các bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng ốm nghén. Do cơ thể chưa thích nghi được, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Và bà bầu trở nên nhạy cảm quá mức với hầu hết các loại đồ ăn. Vì vậy, măng cũng là món mà thường các bà bầu không thích trong thời gian đầu mang thai.
Ngoài ra, như chúng ta đã biết thì trong măng chứa lượng chất xơ rất dồi dào. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, trương bụng, no lâu. Nên đây là loại thực phẩm hoàn toàn không phù hợp. Trong thời kì mang thai 3 tháng đầu. Chính vì vậy mà chúng tôi khuyên các bà bầu. Nên có cho mình những kế hoạch bổ sung những chất dinh dưỡng khác cho cơ thể nhé! Một số gợi ý cho bà bầu là bơ, cà chua, chuối hay dâu tây. Bà bầu ăn măng rất có khả năng xảy ra hiện tượng ngộ độc.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong măng có rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng trong măng còn có một chất độc. Chất này có tên là cyanide. Dưới tác dụng của các enzym thì măng sẽ sản sinh ra một chất gọi là chất độc.
Một số lưu ý
Chất độc này có độc tính khá nhẹ. Nhưng nếu chúng ta tiêu hóa một lượng lớn chất độc này trong cơ thể. Sẽ dẫn đến một số triệu chứng ngộ độc. Ví dụ như buồn nôn, khó thở, đau đầu và tụt huyết áp. Thậm chí nếu măng không được sơ chế kĩ thì lượng độc tố quá lớn. Sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc nặng và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy các bà bầu nên cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này nhé!
Những lưu ý khi ăn măng:
– Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này. Mẹ nên ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.
– Trong quá trình luộc măng. Nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng. Vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.
– Không nên ăn măng thường xuyên và mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 200 – 300 g.