Trong cuộc sống gia đình hằng ngày không thể tránh khỏi những cãi vã, xung đột giữa hai vợ chồng. Nhưng sau cơn mưa trời lại sáng, tình cảm vợ chồng sau đó lại càng bền chặt và có phần thấu hiểu nhau nhiều hơn. Tuy thế, nhiều người thường có suy nghĩ so bì vai trò của người chồng và người vợ trong gia đình, không biết ai sẽ trên cơ ai trong nhà. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay về bài viết sự nhường nhịn, thấu hiểu của chồng trong công việc, liệu có sự trên cơ nào giữa vợ chồng không thông qua bài viết bên dưới nhé.
Vợ chồng, ai sẽ có vai trò hơn trong gia đình?
Trong hôn nhân luôn có người này nổi trội hơn người kia. Nhưng nếu lợi dụng sự nổi trội đó mà chê bai bạn đời. Đó là sự xát muối đau đớn. Mỗi lần tám với nhau trên nhóm chat cả tiếng đồng hồ, đám bạn gái thân bắt đầu giật mình lên tiếng tạm biệt. Ai cũng sợ chồng mắng đàn bà ham vui tụ tập quên chuyện nhà cửa, nấu ăn. Nhưng mặc ai vội vã thoát ra, Như vẫn thong thả. Vì vậy bạn bè kết luận cô “trên cơ” chồng.
Lương nhiều gấp mấy lần chồng, có địa vị, sinh được hai con ngoan và học giỏi. Chẳng trên cơ chồng thì là gì? Đi làm về, Như vô tư ghé chỗ này chỗ nọ, nếu cảm thấy phải về trễ thì cô gọi báo chồng biết chừng, như một phép lịch sự tối thiểu giữa vợ chồng với nhau. Đám bạn, ai cũng ao ước được phân nửa Như.
Vợ lương thấp hơn có thể có địa vị thấp hơn nhưng phải yêu bản thân
Hà khác hẳn Như. Con cái đã lớn, nhưng tan sở là Hà chạy một mạch về nhà. Cô hay nói đùa, nếu gặp con chó tung tăng ngang đường. Chắc cô té banh xác vì không thắng xe kịp. Cô phải chạy nhanh. Vì nếu về trễ thì chồng cho… thôi việc. Chồng chê lương Hà thấp, đôi khi coi thường công việc của cô.
Nghe Hà kể mà cả đám chúng tôi ngao ngán. Hà dại quá. Thà về trễ một chút mà bảo toàn tính mạng. Sao phải vì một lời hù dọa mà chạy nguy hiểm thế. Chạy nhanh thì cũng về nhà trước dăm, mười phút. Sao không biết đổ lỗi kẹt xe, sao không thể hiện quyền yếu mềm. Quyền được chạy xe chậm, quyền được làm công việc mình thích, quyền làm ít tiền thì đã có chồng chở che?
Trong hôn nhân, luôn có người nổi trội hơn người kia nhưng không nên chê bai
Còn nhớ lần đầu tiên Như đưa chồng đi dự tiệc cùng hội bạn thân. Bữa đó, nhìn Như hoàn toàn lép vế, khác xa vẻ thường ngày của cô. Nói điều gì Như cũng thòng câu “phải không chồng”, “chồng nhỉ”. Trong hôn nhân luôn có người này nổi trội hơn người kia về lương bổng, ngoại hình, trình độ, sự khéo léo, các mối quan hệ… Nhưng nếu ai lợi dụng sự nổi trội đó mà dè bỉu, chê bai bạn đời, đó là sự xát muối đau đớn. Là người trong cuộc, Hà bảo bị chồng coi thường đau hơn việc bị phụ tình. Trong những buổi cà phê, tiệc tùng, bạn bè vừa thông cảm cho sự vắng mặt của Hà, vừa chê chồng Hà ích kỷ, tàn nhẫn.
Vợ hoặc chồng đều làm tốt việc của mình và luôn nghĩ cho nhau
Sau đó Như chia sẻ trong nhóm chat, dại gì dìm chồng trước thiên hạ. Vì lấy đâu ra người nấu ăn khi cô la cà. Lấy đâu người đàn ông “ba không” (không cờ bạc, không trai gái, không hút sách – nhưng có rượu chè), chưa một lần dùng những từ ngữ mang tính sát thương, cũng không hơn thua trong ứng xử vợ chồng. “Có mấy ông được như chồng em, thương vợ và biết điều như chồng em? Anh ấy có khả năng tìm một công việc với mức lương ổn hơn. Nhưng nếu cả vợ chồng cùng lao đi kiếm tiền, thì liệu hạnh phúc gia đình có còn tròn trịa?”, Như nói vậy, và chia sẻ rằng làm gì Như cũng nghĩ về danh dự của chồng, về hạnh phúc mình đang có.
Vợ chồng mỗi người một việc, chu toàn mọi thứ
Như làm ra tiền, nhưng mọi trọng trách khác thì chồng Như gánh, anh ấy quyết định mọi thứ, kể cả việc ngày mai ăn gì. Chuyện ngày mai ăn gì, không phải do tính anh chi li, mà chỉ tại anh có cô vợ giỏi kiếm tiền nhưng vụng bếp núc. Một người đàn ông vừa đi làm vừa khéo quản việc gia đình như anh, chẳng phải là người quyền lực sao? Vợ giỏi kiếm tiền thì chồng giỏi quán xuyến việc nhà, bình thường mà.
Trong gia đình luôn có sự cân bằng, không ai trên cơ ai cả
Như giỏi kiếm tiền thì cô hơn chồng trong chuyện kiếm tiền. Chồng Như giỏi quán xuyến thì anh hơn vợ trong việc quán xuyến. Cả hai cùng vận hành gia đình theo chuyên môn của mỗi người, nên đều có những giá trị riêng. Nhà Như trên con dốc khá cao, mỗi sáng, Như được chồng dắt xe xuống đầu ngõ. Như có thể bóp thắng chạy xuống con dốc sâu, vì chân cô dài, vì cô vốn là… tay lái lụa, nhưng cô vẫn cho mình quyền dựa dẫm.
Và quan trọng, cô không hề nghĩ rằng vì chồng làm ra tiền ít hơn nên cô có quyền bắt chồng dắt xe mỗi ngày. Nếu chồng Như không chấp nhận quán xuyến việc nhà, làm sao Như toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp? Nếu Như vì ỷ làm ra tiền mà coi thường chồng, thì đừng mơ anh ấy mang tạp dề rửa rau, làm cá. Vậy nên, đừng nói ai “trên cơ” ai.
Bật mí bí quyết cần có để duy trì vị trí của mình trong quan hệ vợ chồng
Đặt mình vào vị trí của người khác là một phẩm chất đạo đức cơ bản. Từ xưa đến nay, cho dù những người không cùng khu vực, dân tộc, tôn giáo và văn hóa. Nhưng họ đều nói những điều mang cùng ý nghĩa như “Đừng làm cho người khác những điều mà mình không muốn”, “Muốn người khác đối xử với mình ra sao thì hãy đối xử với họ như thế”.
Trong gia đình, vợ và chồng giữ những vai trò khác nhau. Điều này quyết định sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề của họ. Vì thế, việc đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ là việc rất cần thiết và cũng là cách tốt nhất để vợ chồng thấu hiểu lẫn nhau, gìn giữ gia đình hòa thuận. Đặt mình vào vị trí của người khác cũng là cách tốt nhất để quản lý các mối quan hệ trong gia đình, nắm vững được cách này thì có thể giải quyết được mọi việc một cách hữu hiệu. Hóa giải các vấn đề trong gia đình. Làm cho gia đình hòa thuận để tất cả các thành viên đều được sống vui vẻ.