Tổng hợp một số mẹo xử lý nhựa trái cây trong tích tắc

Việt Nam là một khu vực nhiệt đới với rất nhiều loại trái cây. Tuy nhiên, một số loại trái cây chứa nhiều nhựa khiến quá trình gọt vỏ gặp nhiều khó khăn hoặc nhiều người cảm thấy sợ hãi. Mít, hồng xiêm, hồng ngâm hay chuối xanh thường khiến các bà nội trợ rất khó chịu khi gọt, bổ, chế biến. Vì nhựa sẽ dính vào tay hoặc các vật dụng nhà bếp. Điều nghiêm trọng hơn là khi nhựa trái cây dính vào quần áo, rất khó giặt sạch. Với những mẹo vặt nhỏ giúp xử lý nhựa trái cây sau đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng về nhựa trái cây nữa.

Xử lý nhựa mít

Xử lý nhựa mít
Nhựa mít hay còn gọi là mủ mít sẽ dính trên dao của bạn khi bạn cắt mít

Nhựa mít hay còn gọi là mủ mít sẽ dính trên dao của bạn khi bạn cắt mít. Nếu không loại bỏ sạch sẽ, nhựa mít này bị dính bết trên dao không chỉ làm bẩn dao; mà còn khó khăn khi cắt thực phẩm. Để làm sạch dao, bạn chỉ cần dùng một chút dầu ăn thấm vào một chiếc khăn. Và lau con dao đó, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Nếu nhựa mít vô tình dính vào áo quần của bạn, chỉ cần dùng nửa quả chanh. Sau đó chà xát vào nơi bị dính nhựa mít rồi vò lại bằng dung dịch và xả lại nhiều lần với nước lạnh.

Bạn cũng có thể xoa tay vào gạo trước khi bổ mít và sau khi ăn mít xong. Sau đó rửa tay với nước ấm. Cách này cũng giúp bạn giảm đáng kể độ dính của nhựa mít. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu hoả để loại bỏ sạch mủ mít dính trên tay của mình.

Tẩy nhựa hồng xiêm

Để tẩy vết nhựa hồng xiêm bạn chỉ cần chuẩn bị một quả chanh. Sau đó chà xát lên vết nhựa hồng xiêm dính trên tay. Sau đó bạn rửa sạch lại với nước là vết nhựa hồng xiêm được loại bỏ.

Rượu vang: Nhựa hồng xiêm nếu mới dính vào áo quần có thể dùng rượu vang nho cho thêm vài hạt muối đổ lên vết bẩn vò sạch. Sau đó giặt lại với xà phòng. Hoặc hòa dung dịch amoniac 5% với xà phòng để ngâm và giặt sạch vết nhựa hồng xiêm dính trên áo quần. Đối với quần áo là hàng tơ tằm thì bạn nên dùng chanh 10% để giặt.

Xử lý nhựa chuối

Xử lý nhựa chuối
Nhựa chuối dính vào áo quần sẽ để lại các vết ố thâm đen xỉn màu

Nhựa chuối dính vào áo quần sẽ để lại các vết ố thâm đen xỉn màu. Để loại bỏ mủ chuối trên quần áo, bạn dùng giấm đổ trực tiếp lên vết bẩn. Sau đó ngâm vết bẩn khoảng 5-7 phút rồi giặt sạch lại với nước.

Đối với các vết mủ chuối lâu ngày, bạn ngâm quần áo với giấm khoảng 30 phút. Sau đó giặt sạch lại với nước ấm. Tuy khó có thể loại bỏ hoàn toàn mủ chuối trên áo quần nhưng cũng giúp vết mủ trên áo quần nhạt bớt.

Xử lý nhựa su su, rau muống, vết nghệ

Để tẩy sạch nhựa su su, bạn hãy lấy một ít tro bếp xát vào tay, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng chanh chà xát lên vết nhựa su su để loại bỏ chúng.

Nhựa rau muống cũng để lại màu sắc khó coi trên đôi tay của bạn. Pha một chậu nước và hòa vài thìa giấm hoặc vắt một miếng chanh tươi. Sau đó ngâm tay và rửa. giấm sẽ tẩy những vết nhựa rau muống hiệu quả.

Làm sạch nhựa nghệ vàng, đặc biệt là nghệ tươi, khi bạn dùng nghệ tươi để nấu nướng và ướp gia vị thì tinh chất nghệ sẽ bán vào tay bạn, bám lâu và khó phai mờ. Cách tốt nhất là bạn hãy dùng chanh trong việc làm sạch nghệ.  Để làm sạch vết nghệ trên tay bạn, bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh và xát nhẹ lên da, làm thật nhiều lần, vết nghệ sẽ mờ dần.

Sử dụng chế độ giặt nước nóng trên máy giặt

Ngoài ra, để làm sạch hiệu quả các vết bẩn cứng đầu như nhựa trái cây trên quần áo; nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời các dòng máy giặt mới có thêm chức năng giặt nước nóng hay giặt hơi nước nóng.

Thay vì giặt với nước lạnh, chế độ giặt nước nóng sẽ đun sôi nước rồi mới tiến hành ngâm hoặc giặt giũ. Thông thường, nước được đun trong khoảng 30 – 95 độ C; tùy thuộc vào từng loại vải khác nhau. Chế độ giặt nước nóng giúp tăng cường hiệu quả giặt giũ, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc,… Chế độ này rất phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ và cần phải đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!