Trí tuệ nhân tạo AI ứng dụng vào tác phẩm nghệ thuật

AI là cụm từ viết tắt của Artifical Intelligence. Hay chúng ta còn gọi là trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI giúp chúng ta mô phỏng được những suy nghĩ, khả năng học tập, cư xử,… của con người. Sau đó áp dụng cho máy móc. Điều này giúp cho máy móc có thể giải quyết những vấn đề mà không cần đến sự trợ giúp của con người. Đến thời điểm hiện tại, công nghệ AI là một thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm cả quá trình tự động hoá robot đến người máy AI. Một tác phẩm tưởng chừng đã biến mất từ lâu đã được hồi sinh nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Mời quý độc giả cùng chúng tôi theo dõi cụ thể trong bài viết bên dưới.

Trí tuệ nhân tạo AI hồi sinh tác phẩm nghệ thuật

Ảnh chụp trắng đen của các tác phẩm nghệ thuật
Ảnh chụp trắng đen của các tác phẩm nghệ thuật

Nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), người xem có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong bộ ba bức tranh của họa sĩ Gustav Klimt. Dù tác phẩm thật đã biến mất từ lâu.

Năm 1945, trận hỏa hoạn tại một lâu đài ở phía đông bắc nước Áo. Đã thiêu rụi hàng loạt bức tranh của danh họa Gustav Klimt. Trong Thế chiến 2, Đức Quốc xã săn lùng vô số tác phẩm nghệ thuật trên khắp châu Âu để mang đến tòa lâu đài này. Các nhà sử học cho rằng quân lính của Đức Quốc xã cũng là thủ phạm châm ngòi ngọn lửa trước khi tháo chạy, để những tài sản trong lâu đài không rơi vào tay của Hồng quân Liên Xô trong cuộc tiến công ngày 8.5.1945.

Dù nhiều tác phẩm của Klimt đã hóa thành tro bụi trong vụ hỏa hoạn lịch sử. Nhưng vẫn còn một số tấm ảnh chụp đen trắng còn sót lại. Cụ thể là ảnh chụp bộ ba bức tranh có tên Triết học, Y học và Luật học; được Klimt vẽ cho đại sảnh đường của Đại học Vienna (Áo) trong khoảng những năm 1900 – 1907.

Theo tạp chí Smithsonian, thông qua công nghệ học máy (machine learning). Các nhà nghiên cứu của Google Arts and Culture đã dự đoán và khôi phục màu sắc trong các bức ảnh đen trắng. Giúp nó trở về gần giống với nguyên trạng. Giúp người xem cảm nhận được tác phẩm của Klimt trông như thế nào trước khi bị phá hủy.

Quá trình hồi sinh các tác phẩm nghệ thuật

Các tác phẩm được hồi sinh bằng AI
Các tác phẩm được hồi sinh bằng AI

Họ phát triển một công cụ thu thập thông tin về cách dùng màu sắc của Klimt từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm 80 bức tranh của Klimt; 1 triệu bức tranh cùng thời kỳ và những bài báo bình phẩm tranh của người sống vào thời đó. Tất cả tạo thành một tập dữ liệu.

Kỹ sư Emil Wallner dành gần 6 tháng viết mã cho thuật toán AI. Để có thể dự đoán màu sắc trên tấm ảnh đen trắng. Nhờ có tập dữ liệu, AI phân tích và đưa ra những dự đoán khá bất ngờ. Chẳng hạn nhiều người tưởng bầu trời đầy sao trong bức Triết học phải có màu xanh lam. Nhưng bầu trời trong phiên bản màu do AI khôi phục lại có màu xanh lục bảo lộng lẫy. Vì những bài báo được viết vào thời Klimt sống có đoạn mô tả sắc xanh lục của nền trời.

“Kết quả rất bất ngờ vì giờ đây chúng tôi có thể tô màu cho những vị trí mà chúng tôi không hiểu rõ. Nhờ học máy, chúng tôi có thể giả định Klimt sử dụng một số màu nhất định”, Franz Smola – Người làm việc trùng tu tranh với Emil Wallner cho biết.

Người yêu nghệ thuật có thể xem phiên bản phục dựng bộ ba tranh của Klimt trên website Google Arts and Culture. Triển lãm có tên: “Klimt vs. Klimt: Người đàn ông mâu thuẫn” cho phép người xem phóng to 63 tác phẩm với độ phân giải cao và tìm hiểu những chi tiết về cuộc đời ly kỳ của danh họa người Áo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!