Facebook đầu tư thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo AI

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi nhắc tới bất cứ thiết bị điện tử nào người ta cũng sẽ nhắc tới trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên thiết bị đó. Càng về sau này, trí tuệ nhân tạo (AI) lại càng được phát triển cao hơn, hiện đại hơn. Trí tuệ nhân tạo khác với ngôn ngữ lập trình máy tính ở việc ứng dụng các hệ thống học máy. Trí tuệ nhân tạo là việc mô phỏng trí tuệ của con người. Thể hiện trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể thì trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được trí tuệ như con người khi giải quyết vấn đề. Dựa vào điều này nên Facebook đã có những kế hoạch mới trong tương lai. Cụ thể hãy theo dõi chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Facebook phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Đào tạo AI theo dõi cuộc sống người dùng
Hình ảnh minh họa đào tạo AI theo dõi cuộc sống người dùng

Facebook đang muốn huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI). Có thể phân tích mọi khía cạnh trong cuộc sống con người. Giữa “bão” chỉ trích, Facebook bất ngờ công bố dự án Ego4D. Thu thập những đoạn ghi hình từ góc nhìn thứ nhất của 855 tình nguyện viên trên toàn cầu. Để tiến hành đào tạo mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ tiếp theo.

Người tham gia dự án sẽ đeo camera GoPro và kính thực tế ảo tăng cường (AR). Tự quay video hoạt động hằng ngày như đi làm, nướng bánh, chơi với thú cưng, giao lưu với bạn bè…

Tất cả dữ liệu sẽ được chuyển về cho Facebook. Giúp công ty tiến hành huấn luyện AI phân tích tình huống dựa trên những đoạn video cuộc sống của tình nguyện viên, AI sẽ hoàn thành 5 nhiệm vụ cụ thể là ký ức theo giai đoạn (trả lời các câu hỏi như “Tôi để chìa khóa ở đâu?”), dự báo (gợi ý con người nên làm gì tiếp theo), thao tác tay và đồ vật (hướng dẫn con người thao tác, chẳng hạn chơi một nhạc cụ), phân cực âm thanh – hình ảnh (để hiểu được thời điểm diễn ra cuộc hội thoại, hay nội dung một bài giảng trên lớp); tương tác xã hội (hiểu ai đang tương tác với ai). Mục đích cuối cùng là hoàn thiện AI, áp dụng vào cuộc sống của con người.

Trí tuệ nhân tạo – Quá trình lên kế hoạch phát triển

Kính thông minh Rayban Stories
Kính thông minh Rayban Stories

Facebook hiện hợp tác với 13 trường đại học trên thế giới và đã thu thập tổng số đoạn ghi hình dài 3.205 giờ. Tạo nên một tập dữ liệu mà họ dự kiến công bố vào tháng 11.

Kristen Grauman – Nhà khoa học nghiên cứu tại Facebook nói với CNBC rằng tập dữ liệu này có thể được dùng để đào tạo các robot hiểu thế giới nhanh hơn.

“Theo truyền thống, các robot học cách làm mọi thứ thông qua thực hành, hoặc được con người cầm tay chỉ dẫn từng bước một. Đây sẽ là cơ hội giúp chúng học qua video, từ kinh nghiệm của con người”, Grauman nói.

Những ý kiến trong quá trình tiến hành

Mặt khác, dự án Ego4D làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư. Mọi chuyện sẽ không còn dừng lại ở những tình nguyện viên. Nhiều người sợ rằng chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories của Facebook rồi sẽ trở thành công cụ giúp công ty. Bí mật ghi hình những người xung quanh để AI phân tích, khiến người đeo vô tình trở thành “cỗ máy giám sát biết đi”.

Để dập tắt mọi nghi ngờ, Facebook cho biết. Tình nguyện viên được hướng dẫn ghi hình sao cho không dính hình ảnh riêng tư của người khác. Công ty cũng đã làm mờ mặt những người ngoài cuộc, xóa âm thanh và mọi thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, The Verge đặt nghi ngờ về cách thức thực hiện một số nhiệm vụ trong dự án Ego4D. Chẳng hạn, nếu muốn tiến hành nhiệm vụ “phân cực âm thanh – hình ảnh”. AI buộc phải nghe đoạn nói chuyện từ nhiều người khác nhau (để phân tích họ đang nói gì). Mà Facebook lại không hề đề cập đến chuyện sẽ xóa dữ liệu của những người này như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!