Đại hồi là một loại gia vị cực kỳ quen thuộc ở trên thế giới. Chúng ta thường thấy người ta dùng hồi để khiến các món ăn trở nên dậy mùi và thơm ngon hơn. Được biết đến chủ yếu với vai trò gia vị cho các món ăn nên ít ai biết rằng, đại hồi cũng là một loại dược liệu quý giúp chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Hãy cùng theo chân chúng tôi đi tìm hiểu các thông tin chi tiết về đại hồi cũng như một số bài thuốc dân gian có công dụng trị bệnh hiệu quả từ loại nguyên liệu này thông qua bài viết dưới đây.
Một số thông tin về đại hồi
Đại hồi còn được gọi là hồi, hồi sao, đại hồi hương, tai vị, bác giác hồi hương (quả chín phơi khô )… có vị ngọt, cay, có mùi thơm, tính ấm. Đại hồi là dược liệu được sử dụng trong y học hiện đại và y học cổ truyền với nhiều công dụng như kiện tỳ vị, mạnh gân xương, điều trị đau nhức xương khớp… Sau đây là một số bài thuốc cũng như thông tin từ cây đại hồi.
Đại hồi là loại cây gỗ sống lâu năm với chiều cao trung bình khoảng từ 6 – 10 m. Đặc điểm phát triển của loại cây này như sau:
Cây phát triển phân nhiều cành, cành cây thẳng dễ bẻ gãy, vỏ cây nhẵn màu xanh lục lúc non và chuyển thành màu nâu lúc về già.
Lá cây mọc so le có chiều dài từ 8 – 12 cm và chiều rộng từ 3 – 4 cm. Phiến lá cây dày, cứng và nhẵn bóng.
Hoa có cuống to và ngắn, mọc riêng lẻ ở dưới nách lá.
Quả hồi thuộc nhóm quả kép, gồm có 6 – 13 cánh xếp thành hình ngôi sao hoặc bông hoa. Quả khi còn non có màu xanh và chuyển thành màu nâu khi về già.
Những bài thuốc giúp chữa các bệnh bằng đại hồi
Đại hồi giúp chữa cổ trướng, thũng trướng
Đem tán thành bột mịn hỗn hợp gồm 2g đại hồi kết hợp với 8g hạt bìm bịp. Bột mịn tán được chia uống với nước 3 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.
Đại hồi giúp chữa đau bụng, cảm hàn
Dùng đại hồi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 2g kết hợp cùng rượu ấm, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Sử dụng bài thuốc trong 2 – 3 ngày có tác dụng.
Hoặc: Dùng tinh dầu đại hồi uống 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 4 giọt.
Đại hồi giúp chữa chữa tiêu chảy và chứng đi ngoài không tiện
10g vỏ quế + 10g đại hồi + 20g đại hoàng + 20g long não + 25g gừng tươi, tất cả đem tán nhỏ, thêm 1 lít rượu 70o ngâm trong 7 ngày trở lên. Ngày uống 2 lần mỗi lần 5ml.
Đại hồi và bìm bìm rửa sạch tán thành bột mịn, mỗi lần uống 4g với nước gừng sắc.
Đại hồi chữa đau lưng
Dùng đại hồi (bóc bỏ hạt), đem ngâm hoặc tẩm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi tán nhỏ. Sử dụng 6 – 10g cùng với rượu. Có thể sử dụng chung với tinh dầu ngải xoa vào vị trí đau.
Đại hồi giúp chữa chứng hôi miệng và thấp khớp
Đại hồi rửa sạch rồi nhai nát, ngậm nuốt nuốt dần, mỗi ngày dùng một vài cánh.
Chữa thấp khớp: Dùng một ít đại hồi nấu hoặc hâm với nước và sử dụng mỗi ngày như nước trà.
Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị nấm da, ghẻ lở:
Dùng 1 – 2 giọt tinh dầu hồi xoa đều và bôi vào chỗ vết thương. Với tinh chất hoa hồi có công dụng giúp nhanh lành vết thương.
Đại hồi giúp chữa chứng đái dầm
Chuẩn bị 20g đại hồi và bìm bìm với liều lượng như nhau. Đem tán nhuyễn thành bột mịn, mỗi ngày dùng 4g uống cùng với nước gừng nhằm gia tăng hiệu quả tốt nhất.
Các lưu ý khi dùng đại hồi để chữa bệnh
Đại hồi không được sử dụng ở những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu này.
Dược liệu đại hồi không được sử dụng trong điều trị ở người bệnh bị âm hư, hỏa vượng.
Không được tự ý thay đổi liều lượng các bài thuốc, không lạm dụng đại hồi trong điều trị. Sử dụng liều quá cao dược liệu này có thể gây ngộ độc; với biểu hiện run tay chân, sung huyết não, phổi và co giật…
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng đại hồi là an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Trên đây là nhưng bài thuốc cũng như lưu ý mà chúng tôi đã tổng hợp lại để giúp bạn biết cách điều trị bệnh đúng phương pháp từ đại hồi.