Một vài cách cho bố mẹ để lắng nghe con hiệu quả nhất

Lắng nghe con cái một cách chân thành cũng là cách giúp con tự tin thể hiện bản thân. Lăng nghe ở đây là sự tập trung, sự đồng cảm và chia sẻ chứ không phải đơn giản chỉ là tiếp nhận thông tin. Bời vì, nếu bạn không thực sự chú tâm đến cuộc trò chuyện có thể khiến trẻ dỗi và không muốn tiếp tục cuộc chia sẻ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính cách và tâm sinh lý của trẻ sau này. Hãy cùng tham khảo cách lắng nghe con hiệu quả sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Luôn lắng nghe mỗi khi con cần

Nếu con đang nói với bạn về câu chuyện gì đó, bố mẹ nên dừng việc đang làm. Có thể nói: “Hãy tiếp tục, để bố mẹ tắt máy tính xong đã rồi sẽ nghe con nói nhé”. Tiến sĩ tâm lý học Tina Payne Bryson, đưa ra lời khuyên rằng khi nói chuyện với con, bố mẹ nên ngồi xuống. Bởi vì, khi bạn ngồi ngang trẻ, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Điều đó như muốn nhắn nhủ rằng bố mẹ đang dành thời gian cho con.

Hành động này không chỉ cho con cảm thấy đang được lắng nghe một cách trân trọng mà còn tạo nên thói quen lắng nghe tốt. Hãy nhớ rằng tập trung, đặt thiết bị ra xa để có thể lắng nghe con hiệu quả.

Dành sự chú ý vào cuộc trò chuyện

Khi con tâm sự với bạn, đây là thời gian dành cho việc lắng nghe. Đây là cơ hội giúp hai bên kết nối. Bạn nên gác lại những mối bận tâm khác. Như là công việc, tiền bạc và tập trung cao độ vào con. Nếu chẳng may bạn không tập trung được, bạn có thể nói rằng: “Bố mẹ xin lỗi, con có thể vui lòng trình bày lại phần cuối được không, bố mẹ lỡ không tập trung trong một giây”.

Chú ý lắng nghe
Chú ý vào cuộc trò chuyện để con tự tin chia sẻ

Trẻ em rất giỏi quan sát và biết khi nào bố mẹ thực sự lắng nghe, khi nào không. Khi bố mẹ phớt lờ, trẻ có thể hờn dỗi hoặc ngừng chia sẻ. Về lâu dài sẽ tạo nên khoảng cách lớn giữa hai bên. Đó có thể là lý do khi bạn hỏi con “Ngày hôm nay của con thế nào?” mà chỉ nhận được câu trả lời “Không có gì ạ”.

Ngược lại, khi bạn dành sự chú ý cho con, các bé như được cổ vũ tinh thần để tiếp tục chia sẻ. Điều bạn cần làm chỉ là lắng nghe và đợi con nói chuyện.

Tạo cuộc trò chuyện mở với trẻ

Việc lắng nghe hiệu quả không đồng nghĩa với việc phải giữ im lặng. Ngoài lắng nghe, việc tạo cuộc trò chuyện mở cũng rất quan trọng để thể hiện sự quan tâm của phụ huynh dành cho con cái. Bạn nên thừa nhận cảm xúc của con thay vì gạt đi hoặc đánh giá đúng hay sai. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi trực tiếp nếu muốn hiểu rõ hơn cảm xúc của con vì việc đi thẳng vào vấn đề có thể khiến trẻ cởi mở hơn.

Đặt câu hỏi cho trẻ
Lắng nghe con hiệu quả là đưa ra câu hỏi mở cho trẻ

Tiến sĩ Damour chia sẻ rằng câu hỏi mà một đứa trẻ đang cảm thấy khó chịu muốn nghe là: “Con có muốn bố mẹ giúp gì không hay con chỉ muốn trút giận?”. Từ đó, trẻ sẽ tiếp tục kể cho bạn nghe lý do và chia sẻ nhiều điều khác có liên quan.

Hãy đồng cảm thay vì thăm dò trẻ

“Hãy nói cho bố mẹ biết con cảm thấy thế nào?” – Không phải là câu hỏi thể hiện sự đồng cảm mà ngược lại mang nghĩa thăm dò, ra lệnh. Một người phù hợp để chia sẻ là người tạo dựng được sự đồng cảm, thân thiết gần như là ngang hàng với người nói. Sự đồng cảm sẽ khích lệ trẻ chia sẻ nhiều hơn. Bạn có thể nói: “Sáng nay bố mẹ trông con có vẻ buồn”, “Hôm nay con hơi yên tĩnh nhỉ” kèm theo nụ cười ấm áp.

Đừng thay đổi cảm xúc của trẻ

Khi trẻ bày tỏ cảm xúc tiêu cực, nhiều phụ huynh động viên con vui lên hoặc đánh lạc hướng sang câu chuyện khác. Tuy nhiên, việc đồng cảm với điều tồi tệ là cách tốt nhất để những cảm giác này tiêu tan. Câu an ủi “Con hãy vui lên” thường không có giá trị vì trẻ không biết làm thế nào để loại bỏ cảm xúc tiêu cực. Trong khi đánh lạc hướng chỉ có tác dụng tức thời. Sau đó những cảm xúc tồi tệ sẽ quay trở lại và làm trẻ bối rối.

Để trẻ thể hiện
Để trẻ bày tỏ hết cảm xúc của mình trong câu chuyện

Bày tỏ cảm xúc với câu chuyện của con

Đây còn được gọi là lắng nghe tích cực hoặc phản hồi. Đôi khi nó có thể xen kẽ ngắn gọn như thật vui, thế à con… Đối với trẻ nhỏ, việc lắng nghe phản xạ cũng chính là cách cải thiện việc xác định cảm xúc. Bố mẹ có thể nói rằng: “Con thực sự rất tức giận!” hoặc “Con rất buồn đúng không”. Khi gọi tên một cách chính xác và rõ ràng cảm giác của trẻ, sẽ giúp điều chỉnh toàn bộ hệ thần kinh của trẻ giúp trẻ bình tĩnh hơn.

Mọi sự việc không chỉ lắng nghe bằng tai mà cả bằng mắt, não bộ và trái tim. Bạn cần kiểm tra và điều chỉnh, không chỉ với nội dung nghe được bằng lời nói mà cả những nội dung không lời. Đôi khi lúc bố mẹ không để ý nhất lại là thời điểm con cái bộc lộ bản thân. Rất nhiều cuộc trò chuyện quan trọng nhất giữa bố mẹ và con cái xảy ra vào lúc đang lái xe hoặc đơn giản chỉ là đi bộ. Do đó, hãy tham khảo những điều trên để biết cách lắng nghe con hiệu quả hơn nhé. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!