Đối với khí hậu Việt Nam, thời điểm nóng nhất trong năm là vào khoảng tháng 5, tháng 6 và tháng 7. Có lúc nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C; không khí oi bức khiến con người ta cảm thấy ngột ngạt. Bên cạnh đó, tình trạng mất điện, thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra trong những tháng nóng này. Dù ở trong nhà nhưng xung quanh vẫn cảm thấy cái nóng oi bức. Vậy chúng ta nên làm cách nào để giảm bớt khí nóng trong phòng ngủ một cách hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay cách làm mát phòng ngủ trong bài viết sau đây nhé.
Các cách giúp làm mát phòng ngủ trong ngày hè nắng nóng
Trồng cây quanh nhà
Cây xanh thanh lọc không khí, giúp loại bỏ một số chất gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó cây xanh hút khí carbonic, thải oxy, hơi nước, ngăn bụi bặm giúp phòng ngủ mát mẻ, trong lành. Sau một ngày mệt mỏi, căn phòng với nhiều cây xanh dịu mát giúp bạn giảm căng thẳng, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể trồng một số loại cây ưa mát như trầu bà, cỏ đồng tiền, cây dương xỉ…
Làm mát bằng máy điều hòa
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy điều hòa cho bạn lựa chọn. Đây là lựa chọn tối ưu cho bạn khi muốn căn phòng giảm nhiệt độ nhanh chóng. Tuy nhiên nếu chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời quá lớn sẽ dễ gây hiện tượng sốc nhiệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 25-28 độ C là mức nhiệt hợp lý. Vừa tiết kiệm điện năng vừa an toàn, nhất là gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Làm mát bằng quạt
Quạt là lựa chọn thông dụng nhất khi cần làm mát không khí. Bên cạnh những loại quạt gió thông thường quạt điều hòa thổi hơi nước cũng rất đáng lưu ý. Một số loại quạt có ngăn đựng đá giúp thổi hơi nước lạnh làm nhiệt độ giảm nhanh chóng; mà không quá tốn kém giống như sử dụng máy điều hòa.
Nếu bạn chỉ có quạt thường, trong những ngày quá nóng như thế này bạn nên hướng quạt ra phía cửa để đẩy khí nóng ra ngoài. Một mẹo khá sinh viên là đặt thau nước đá phía trước quạt; hơi lạnh sẽ được gió thổi đi khắp phòng.
Chọn rèm chắn sáng cách nhiệt
Bên cạnh việc sử dụng các loại quạt, bạn cũng nên sử dụng các đồ nội thất chống nắng nóng. Như rèm cửa chắn sáng cách nhiệt chẳng hạn. Màn chắn cách nhiệt màu trung tính với mặt sau phủ nhựa trắng có thể giúp giảm nhiệt lên đến 33%. Bạn có thể lựa chọn loại rèm vải chống nắng hoặc rèm sáo với thiết kế hiện đại giúp không gian nhà thêm mát mẻ.
Chọn bộ trải giường chất liệu thoáng mát
Drap, chăn, gối nên chọn chất liệu linen, lụa, cotton,… hoặc sử dụng các loại chiếu điều hòa như chiếu trúc, chiếu tre,… Vải cotton nhẹ nhàng, tạo cảm giác mát mẻ khi chạm vào, còn linen thoáng khí; giúp nhiệt độ từ cơ thể dễ thoát hơi trong khi ngủ.
Bạn có thể làm mát chăn gối bằng cách cho vỏ chăn, vỏ gối, drap vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ. Khi ngủ bạn đem ra sử dụng. Chăn gối mát lạnh giúp bạn sảng khoái hơn trong những ngày nắng nóng khủng khiếp như thế này.
Trải nệm mỏng ngủ dưới sàn nhà hoặc đặt chậu nước trong phòng
Nếu nhiệt độ ngoài trời quá nóng bức, hãy thử trải tấm đệm mỏng dưới sàn; bạn sẽ thấy mát hơn và cải thiện giấc ngủ mùa hè đáng kể.
Một mẹo nhỏ để giảm nhiệt độ phòng nữa là đặt chậu nước trong phòng. Trên nền nhiệt độ cao nước bốc hơi làm giảm nhiệt độ đáng kể giúp phòng ngủ mát mẻ hơn.
Thu dọn các loại chăn ga đệm một cách gọn gàng
Mỗi sáng thức dậy bạn chỉ cần dành chút thời gian để trải lại ga đệm một cách gọn gàng. Nhớ kéo rèm để ánh sáng, ánh nắng mặt trời có thể tiêu diệt được vi khuẩn tích tụ trong phòng. Chưa kể, ánh nắng cũng giúp căn phòng của bạn trở nên thoáng đãng và thơm tho hơn. Đệm và chăn không bị ẩm cũng giúp phòng ngủ của mát trở nên mát mẻ hơn nữa đó.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả những cách làm mát phòng ngủ trong mùa nắng nóng đỉnh điểm. Những bí kíp thông minh này có thể dễ dàng áp dụng trong mọi gia đình và giữ phòng ngủ luôn mát mẻ. Chúc bạn có giấc ngủ ngon với những cách làm mát phòng ngủ ở trên nhé!