Trong tình yêu luôn khó tránh khỏi những cái vã, hiểu nhầm lẫn nhau, đặc biệt là khi cả hai đã về chung nhà thì những vấn đề càng xảy ra nhiều hơn. Nên cả hai vợ chồng sẽ rất dễ dẫn đến rạn nứt tình cảm nếu như những mâu thuẫn, hiểu lầm ngày một chồng chất. Những phút tranh cãi là lúc con người dễ thốt ra những lời không hay, tổn thương đến đối phương. Khi rơi vào những trường hợp như vậy thì cần phải có cách giải quyết, xử lý như thế nào để cả hai không rạn nứt tình cảm, câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết sau của chúng tôi.
Chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện
Nếu bạn nghĩ mình là người không biết kiềm chế cơn nóng giận; thì cách tốt nhất là hãy giữ im lặng lúc đó. Sau một buổi tối suy nghĩ, hai bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện vào sáng hôm sau. Để tránh những tổn thương về lời nói do cơn nóng giận gây ra.
Hai người là hai cá thể khác nhau, vậy nên sẽ có những lúc bạn và anh ấy sẽ có những quan điểm đối lập trong công việc, gia đình, cách chăm sóc con cái. Những lúc như vậy nếu muốn để anh ấy lắng nghe ý kiến của bạn; thì bạn nên khéo léo chọn thời điểm thích hợp. Đó có thể là vào buổi tối khi con cái đã đi ngủ và anh ấy cũng đã rời mắt khỏi tờ báo. Hoặc vào buổi sáng sớm khi tinh thần anh ấy đang trong lúc thoải mái nhất.
Giải quyết mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng
Đàn ông được ví như những đứa trẻ lớn xác. Vậy nên thay vì chỉ trích bạn hãy sử dụng lối nói chuyện nhẹ nhàng, mềm mỏng. Có thể mở đầu bằng cách khen và nhìn vào những điểm tốt của anh ấy trước. Nhưng nhớ là nên nói một cách chân thành chứ đừng giả tạo. Bởi vì nếu bạn giả tạo rất nhanh chóng anh ấy có thể biết được ngay. Hoặc bạn cũng có thể mở đầu bằng những câu “em muốn chia sẻ với anh điều này”; “em cảm thấy”, “anh có thời gian không, có thể lắng nghe em một lát được không”…. Khi bạn làm điều này, thay vì đề cao cảnh giác, anh ấy sẽ cởi mở để lắng nghe.
Lúc nói chuyện bạn nên tập trung vào chia sẻ cảm xúc. Tránh sự đổ lỗi hoặc dẫn dắt câu chuyện theo hướng ai sai hay đúng. Đó là những dấu hiệu của sự tấn công. Khi anh cảm nhận được điều đó, anh sẽ đề cao cảnh giác và có nhiều khả năng sẽ chống trả. Điều đó dễ khiến cuộc nói chuyện kết thúc nhanh chóng. Mà hai bạn vẫn chưa tìm ra được hướng giải quyết cho vấn đề.
Lắng nghe đối phương
Lắng nghe cũng là một nghệ thuật và trong giao tiếp giữa vợ chồng nó càng trở nên cần thiết. Lắng nghe để hiểu nhau hơn, để đưa ra được giải pháp. Vậy nên khi bạn nói xong mà đối phương muốn bày tỏ quan điểm thì đừng ngắt lời, đừng phòng thủ mà hãy thử đặt mình vào vị trí của anh ấy
Bạn không nhất thiết phải đồng ý, nhưng hãy cố gắng lắng nghe để hiểu quan điểm của người đối diện. Một khi anh cảm thấy bạn có lắng nghe, có sự tôn trọng khả năng nhiều là anh cũng sẽ sẵn sàng lắng nghe lại câu chuyện của bạn.
Đảm bảo người nghe hiểu đúng ý để không tăng thêm mâu thuẫn
Để đảm bảo rằng người đối diện hiểu đúng thông điệp, sau khi nói xong bạn nên dừng lại một chút và dành thời gian để hỏi ngược lại. Nếu anh ấy nói điều gì đó, bạn lặp lại những gì bạn đã nghe, hỏi xem anh ấy có cảm thấy bạn đã hiểu thông điệp của anh đưa ra không.
Chủ động bắt chuyện để trở lại bình thường
Sau khi không gian đã dịu xuống, hai bên bớt nóng giận thì một trong hai phải có người chủ động bắt chuyện trước. Thường thì người chồng trong gia đình sẽ là người chủ động. Bạn có thể hỏi về cảm nhận của đối phương, nói những lời nhẹ nhàng không gây kích động. Nếu vợ hoặc chồng của bạn vẫn còn nóng giận thì nên cho họ thêm thời gian yên tĩnh. Quan trọng là một trong hai phải có người bắt chuyện, sự im lặng sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ càng làm rạn nứt mối quan hệ.
Để giữ lửa yêu thương, ngoài việc trao cho nhau những lời nói ngọt ngào; bạn cần có những chất xúc tác của cuộc sống. Đôi khi những cuộc tranh cãi hàng ngày sẽ giúp gia đình bạn thêm gắn kết. Chỉ cần cả hai biết cách giải quyết xung đột vợ chồng hiệu quả. Những cách trên đã được rất nhiều cặp vợ chồng áp dụng thành công vậy nên chỉ cần nắm giữ 5 bí quyết này, cuộc sống hôn nhân của bạn sẽ trôi qua vô cùng nhẹ nhàng và hạnh phúc.