Hướng dẫn cho bố mẹ cách thay bỉm cho trẻ vào mùa đông

Thay bỉm cho bé có lẽ là công việc mà bố mẹ phải làm nhiều nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, thậm chí đến mức bạn cảm thấy không thể làm gì khác ngoài việc thay bỉm cho bé cả ngày. Dù đôi lúc cảm thấy “hoa mắt” vì thay bỉm cho con nhưng đây là điều mẹ cần quan tâm và chú trọng nhất. Vì nếu bé mặc bỉm ướt hoặc bị ị sẽ gây khó chịu cho bé, chưa kể còn gây kích ứng da, hăm tã. Việc thay bỉm vào mùa đông thậm chí còn khó khăn hơn vì bỉm thường nhanh bị ẩm ướt nên đòi hỏi bố mẹ phải thay bỉm thường xuyên cho trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách để đổi bỉm cho bé vào những ngay mùa đông hanh khô.

Dấu hiệu cho thấy trẻ cần thay bỉm

Thay bỉm cho trẻ
Khi thấy bỉm của bé bị bẩn và ướt, bạn nên thay nó ngay

Khi thấy bỉm của bé bị bẩn và ướt, bạn nên thay nó ngay. Bởi nhiễm trùng do nước tiểu và phân sẽ gây đau đớn cho bé và nó cũng rất khó điều trị. Thông thường cứ khoảng 1 đến 3 giờ; bạn nên kiểm tra bỉm bé một lần. Nếu bé chỉ tiểu thì bạn có thể để cho bỉm nặng một chút rồi thay. Vì các loại bỉm hiện nay thường thấm hút rất tốt do đó bé rất khó bị ẩm ướt chỉ sau 1-2 lần tè. Nhưng nếu bé đi ị thì bạn phải thay bỉm ngay cho bé.

Không mặc bỉm thời gian dài và không mặc quá nhiều bỉm

Vào mùa đông, thời tiết hanh khô bé không thoát nhiều mô hôi qua da như mùa hè. Nên sẽ đi tè nhiều hơn. Đó là lý do khiến bỉm nhanh ẩm ướt. Nếu mẹ để bỉm quá lâu không chỉ khiến bé bị hăm da. Mà còn tạo điều kiện cho nước tiểu thấm ngược khiến bé nhiễm lạnh. Vậy nên khi mặc bỉm cho trẻ vào mùa đông; mẹ cần thường xuyên thay bỉm và vệ sinh cho bé 4 – 5 tiếng 1 lần, kể cả khi trời lạnh.

Nếu mẹ không có thời gian vệ sinh cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ mặc bỉm. Tuy nhiên, nếu mẹ rảnh rỗi lúc nào thì nên tháo bỉm cho trẻ lúc đó. Vì mặc bỉm 24/24 rất nguy hiểm. Vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da non nớt của trẻ. Trong một ngày mẹ nên để bé thả rông vài lần. Có thể trong khoảng 15 đến 20 phút nhưng cũng sẽ khiến bé dễ chịu và thoải mái hơn. Ngoài ra còn tránh việc hăm da, lở loét .

Vệ sinh vùng mông của bé bằng nước ấm

khi thay bỉm tã, mẹ hãy vệ sinh vùng mông cho bé bằng nước ấm và một chút sữa tắm trẻ em. Lau sạch từ bộ phận sinh dục, xung quanh mông và cuối cùng là hậu môn. Sau đó dùng khăn khô thấm sạch nước để bé không bị nhiễm lạnh. Ngoài ra để tránh bị hăm, thì sau khi vệ sinh mẹ có thể bôi một lớp kem chống hăm thật mỏng lên vùng da mặc bỉm của trẻ. Lưu ý là mẹ nên chọn loại kem dành cho trẻ em, an toàn và bảo vệ làn da của bé.

Nhiều bà mẹ khi tắm xong cho bé, thấy bỉm cũ vẫn sạch hoặc bé đi tè ít là mặc lại cho bé. Mẹ tuyệt đối không mặc bỉm cũ cho trẻ. Vì thực tế ngay sau khi bé sử dụng bỉm đã không sạch và chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu tái sử dụng sẽ khiến bé có nguy cơ bị ngứa, mẩn đỏ, hăm da hoặc nhiễm trùng đường tiểu.

Những lưu ý chọn và dùng bỉm đúng cách cho bé

Chọn bỉm cho trẻ
Nên chọn bỉm phù hợp với kích cỡ, cân nặng giới tính của trẻ
  • Chọn mua các loại bỉm có thương hiệu rõ ràng, đã được kiểm định. Không mua bỉm, tã trôi nổi trên thị trường.
  • Chọn bỉm phù hợp với kích cỡ, cân nặng giới tính của trẻ. Không mua bỉm quá chật hoặc quá rộng. Như vậy đều khiến trẻ kém thoải mái, khả năng thấm hút mất tác dụng.
  • Nên thay bỉm 4 tiếng/ lần cho trẻ. Trước khi đóng bỉm mới cần vệ sinh khô thoáng vùng da bẩn, bôi kem hăm chuyên dụng cho trẻ nhỏ. Để hạn chế tình trạng hăm da.
  • Khi thấy trẻ dùng bỉm có các biểu hiện da mẩn ngứa, đỏ rát cần kiểm tra chất lượng bỉm. Quy cách đóng bỉm đã đúng chưa hoặc đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!