Kỳ lạ loài nấm ngón tay thây ma vô cùng đáng sợ

Những nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra rằng, một loại nấm có hình dạng giống như ngón tay của thây ma, loài nấm có nguy cơ bị tuyệt chủng này chỉ được biết đến từ một số ít những địa điểm, lại đang phổ biến tại Úc. Chúng còn được gọi là nấm ngón tay thây ma, hay các ngón tay cây chè. Tất nhiên, bề ngoài của chúng trông khá đặc biệt, nó giống hệt như các ngón tay người mập mạp đang cố gắng bám chặt vào thân cây trong rừng rậm. Cấu tạo và hình dạng trông giống như ngón tay sẽ giúp cho chúng đủ linh hoạt để phát triển trên những đường cong, kẽ hở hay bám chắc trên những cành cây. Hãy cùng chúng tôi khám phá về loài nấm độc đáo này nhé!

Nấm ngón tay thây ma xuất hiện ở Australia

Trên một hòn đảo gần bờ biển phía Nam của lục địa Australia, có một loài nấm, tên khoa học là Hypocreopsis amplectens. Nó thường được gọi là những “ngón tay trên cây chè”. Vì hình dạng của nó giống những ngón tay người mập mạp bám vào thân gỗ trong rừng. Mặc dù màu nâu hồng lốm đốm và hình dạng của cây nấm khiến những ngón tay đó trông giống như của người chết.

Nấm “ngón tay trên cây chè” là loài nấm cực kỳ hiếm. Được biết chỉ tồn tại ở một số địa điểm trên vùng đất liền bang Victoria ở Đông Nam Australia. Tuy nhiên, trong một cuộc thám hiểm gần đây; các nhà tự nhiên học từ Vườn Bách thảo Hoàng gia Victoria (RBGV) của Australia đã phát hiện ra rằng; nấm “ngón tay thây ma” xuất hiện ở ít nhất hai địa điểm khác của quốc gia này.

Nấm Hypocreopsis amplectens
Loại nấm giống như ngón tay của người chết

Michael Amor, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại RBGV. Và là trưởng nhóm thám hiểm tìm kiếm nấm, cho biết. Bề ngoài của loài nấm này có thể khiến con người ghê sợ. Tuy nhiên, trên thực tế, nấm Hypocreopsis amplectens đã tiến hóa thành hình dạng kỳ lạ này để giúp nó có thể tồn tại.

Nấm là một loài ký sinh

Nấm là loài ký sinh, thường phát triển trên vật chủ khác làm mục nát gỗ. Đây cũng là một món ăn nhẹ ngon miệng cho ấu trùng bướm đêm và các loài côn trùng khác. Ông Amor nói: “Vì vậy, nấm này là một ví dụ về hệ thống thức ăn phức tạp đặc trưng cho các hệ sinh thái còn nguyên vẹn”.

Theo một tuyên bố của RBGV, một nhóm các nhà nghiên cứu và tình nguyện viên cho biết. Họ đã tìm thấy nấm ký sinh “ngón tay thây ma” ở hai địa điểm tại một công viên quốc gia trên đảo Pháp (French Island), bang Victoria. Đây một trong những điểm đó có số lượng nấm “ngón tay trên cây chè” lớn nhất được ghi nhận với hơn 100 gốc nấm. Nhiều hơn tổng số quần thể nấm ở tất cả các địa điểm trên đất liền cộng lại.

Theo tuyên bố, việc tìm thấy rất nhiều cây nấm “ngón tay thây ma” mang lại hy vọng cho tương lai của loài nấm ký sinh này. Nguyên nhân là do khí hậu ấm lên. Và môi trường sống bị thu hẹp khiến loài nấm này đang biến mất dần trên đất liền.

Theo giải thích của ông Amor. “Nấm “ngón tay trên cây chè” là một loại nấm đặc biệt. Đòi hỏi một số điều kiện để phát triển. Nó cần các loài cây cụ thể; sinh sống với mật độ phù hợp để cung cấp độ ẩm lý tưởng và độ che phủ tán cây thích hợp. Trong khi đó, môi trường tự nhiên dạng này đang bị thu hẹp ở mức đáng báo động”.

Các nhà sinh thái học đang nghiên cứu về hệ sinh thái của nấm

Nấm quý hiếm
Loài nấm có hình dạng kỳ lạ có nguy cơ bị tuyệt chủng

Ông Amor đang sử dụng phương pháp phân tích ADN để xem liệu sự phân mảnh môi trường sống. Và sự cô lập của các quần thể nấm có ảnh hưởng đến sức khỏe di truyền của chúng hay không. Các nhà sinh thái học khác đang điều tra sự cân bằng của những sinh vật trong hệ sinh thái của nấm. Qua đó xác định các điều kiện cho phép để nấm phát triển.

Ở Úc, giống như những nơi khác trên thế giới. Nấm đã bị các nhà bảo tồn coi thường về mặt lịch sử. Mặc dù nó đóng vai trò quan trọng liên kết trong hệ sinh thái của chúng ta. Đặc biệt là khi nói đến sự phân hủy và chu trình dinh dưỡng. Năm 1999, Đạo luật Bảo vệ Môi trường và Bảo tồn Đa dạng Sinh học của Úc đã không liệt kê dù chỉ một loài nấm nào cần được bảo vệ. Vào thời điểm đó, có hai loài nấm thực sự được xếp vào danh sách các mối đe dọa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!