Tìm thấy thành phố cổ chìm dưới đáy đại dương ở Ai Cập

AFP đã dẫn lời của giới chức trách Ai Cập cho biết vào hôm 19/7, giới khảo cổ đã phát hiện một phần xác của tàu và khu nghĩa trang Hy Lạp tại thành phố cổ bị chìm dưới đáy đại dương Thonis-Heracleion. Thonis-Heracleion được xem là một thành phố Ai Cập hình thành vào khoảng thời gian thế kỷ VIII trước Công nguyên. Tuy nhiên, sự “mất tích” vô cùng bí ẩn của thành phố này đã khiến cho nó bị xem như “truyền thuyết” suốt nhiều thế kỷ qua cho đến khi người ta phát hiện được các dấu vết của thành phố cổ dưới đáy đại dương. Những gì còn sót lại của thành phố vô cùng bí ẩn này luôn thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới.

Phát hiện thành phố cổ Thonis-Heracleion chìm trong nước

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy phần còn lại của một con tàu và khu nghĩa trang Hy Lạp tại một thành phố cổ bị chìm từng là cảng Địa Trung Hải của Ai Cập. Việc phát hiện thành phố cổ nói trên diễn ra trong quá trình khai quật dưới nước tại Thonis-Heracleion. Đây là đô thị sầm uất một thời nằm ở ven sông Nile, nơi giao nhau với biển Địa Trung Hải.

Trong nhiều thế kỷ, Thonis-Heracleion được coi là cảng lớn nhất của Ai Cập. Cho đến khi Alexander Đại đế xây dựng thành phố ven biển Alexandria vào năm 331 trước Công nguyên. Thành phố cổ Thonis-Heracleion đã bị nhấn chìm sau một loạt trận động đất và sóng thủy triều. Thonis-Heracleion được tái phát hiện vào năm 2001 tại vịnh Abu Qir gần Alexandria. Hiện là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập.

Thành phố Thonis-Heracleion
Thành phố Thonis-Heracleion bị nhấn chìm sau một trận sóng thần

Đại diện Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết, nhóm khảo cổ học Ai Cập – Pháp đã tìm thấy mảnh vỡ của con tàu từ thời Vương quốc Ptolemy. Và phần còn lại của một khu nghĩa địa Hy Lạp có niên đại từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Ptolemy là vương triều của người Hy Lạp cai trị Ai Cập. Và các vùng lân cận từ năm 305 đến năm 30 trước Công nguyên. Đây cũng là vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại.

Phát hiện con tàu cổ dài 25m ở đáy biển sâu

Theo kết quả các nghiên cứu sơ bộ; xác tàu cổ này có đáy phẳng với mái chèo, cột buồm và buồm lớn. Con tàu dài khoảng 25m. Và thường được sử dụng để đi lại tại vùng sông nước đồng bằng sông Nile. Các nhà khảo cổ học cho biết, con tàu được cho là đã cập cảng Amun. Và bị chìm sau vụ sập ngôi đền cổ nổi tiếng trong trận động đất vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.

Ông Franck Goddio thuộc Viện Khảo cổ học dưới nước châu Âu (IEASM). Người đứng đầu nhóm khảo cổ, chia sẻ. “Việc tìm thấy những con tàu cổ vào thời kỳ này là cực kỳ hiếm”.

Con tàu cổ
Con tàu cổ được tìm thấy dưới đáy đại dương

Việc các nhà khảo cổ học tìm thấy khu nghĩa trang Hy Lạp cổ cho thấy những thương nhân Hy Lạp đã có mặt ở đây trong thời kỳ cuối của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết, người Hy Lạp đã đến khu vực này vào thời điểm đó. Và xây dựng các ngôi đền ở vùng lân cận đền Amun. Dấu tích của những ngôi đền này được tìm thấy “trong tình trạng tuyệt vời” ở thành phố hiện nằm dưới nước biển Địa Trung Hải này.

“Họ đã xây dựng những khu lăng mộ của riêng mình gần với ngôi đền khổng lồ thờ thần Amun. Những khu lăng mộ đó cũng đã bị phá hủy. Và hài cốt của họ được tìm thấy lẫn lộn với hài cốt ở những ngôi đền Ai Cập”. Bổ Cổ vật cho hay.

Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!