Lời khuyên cho cha mẹ trong việc bảo vệ thính giác của trẻ

Tai của trẻ em là nơi phải chịu rất nhiều âm thanh với cường độ khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ đôi tai của con mình và đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc một số bệnh liên quan đến thính giác. Trong thời đại công nghệ tiên tiến, việc trẻ sử dụng tai nghe khi dùng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng là rất phổ biến, điều này càng dễ gây ảnh hưởng xấu đến thính giác của trẻ. Chính vì vậy, trong bào viết dưới đây, chúng tôi sẽ có một vài lời khuyên cho cha mẹ trong việc bảo vệ chức năng thính giác của trẻ.

Giữ mức âm lượng an toàn

Theo The Conversation, độ lớn của âm thanh được đo bằng decibel (dB). Mức âm lượng được khuyến cáo an toàn cho trẻ là dưới 80 dB. Nghe mọi âm thanh lớn hơn mức này, đặc biệt là đeo tai nghe; đều có thể gây mất thính lực. Ngoài ra, cha mẹ có thể mua cho bé loại tai nghe có mức âm lượng. Bạn cũng có thể kiểm soát, giới hạn mức âm lượng trên máy tính hoặc máy tính bảng, điện thoại khi cho trẻ sử dụng.

Trẻ em đeo tai nghe khi sử dụng thiết bị điện tử
Cha mẹ cần đảm bảo trẻ đang sử dụng tai nghe với mức âm lượng an toàn

Sử dụng một cặp tai nghe trùm đầu vừa vặn tai sẽ tốt hơn loại nhét trong. Tai nghe nhét trong có thể khiến bé thấy không thoải mái và khó vừa khít. Chúng cũng không chặn tiếng ồn xung quanh. Vì vậy, trẻ có xu hướng tăng âm lượng khi sử dụng tai nghe loại này. Một cách để cha mẹ có thể kiểm tra âm thanh trẻ đang nghe quá ồn hay không. Đó là nếu đứng cách bé một cánh tay mà bạn vẫn có thể nghe thấy âm thanh khi con đeo tai nghe. Điều này chứng tỏ trẻ đang để âm lượng quá lớn. Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ học ở khu vực yên tĩnh. Nếu để trẻ học ở nơi ồn ào, rất có thể bé sẽ tăng âm lượng lên để làm át đi cuộc trò chuyện của người ngoài hoặc tiếng ồn xung quanh.

Quản lý thời gian sử dụng tai nghe

Tiếng ồn cũng có thể đến từ các nguồn khác trong môi trường của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần xem xét các hoạt động của trẻ trong suốt một ngày. Âm thanh tối đa 85 dB được coi là an toàn trong tối đa 8 giờ sử dụng một ngày. Khi vượt quá ngưỡng đó, thời gian nghe an toàn giảm đáng kể, đặc biệt ở trẻ em.

Cha mẹ nên cố gắng tránh để trẻ nghe tiếng ồn liên tiếp. Như cho bé sử dụng tai nghe, nghe nhạc, xem TV. Sau đó chơi trò chơi có tiếng ồn. Kiểm tra kỹ tổng thời gian nghe âm thanh trong ngày của trẻ. Để sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cho đôi tai. Sau mỗi giờ đeo tai nghe, trẻ nên nghỉ vài phút hoặc lâu hơn để tai được phục hồi. Cha mẹ hãy nhớ rằng một khi thính giác bị mất, nó là vĩnh viễn, không thể khôi phục được. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải làm những gì có thể để ngăn ngừa mất thính lực cho trẻ.

Lời khuyên về bảo vệ thính giác cho trẻ

bảo vệ thính giác cho trẻ
Cha mẹ cần tạo một môi trường an toàn, ít tiếng ồn khi cho trẻ sử dụng tai nghe

Một số lời khuyên sau có thể giúp bảo vệ chức năng nghe bé trong những môi trường ồn ào:

  • Tránh cho bé nghe những đoạn quảng cáo kéo dài có nhiều tiếng động lớn.
  • Cho trẻ đeo đồ bảo vệ tai khi phải chịu những tiếng ồn lớn liên tục như máy khoan hay máy xén cỏ.
  • Hãy đảm bảo môi trường âm thanh xung quanh trường học của trẻ không vượt quá hạn mức cho phép.
  • Một số nhà và trường học xây dựng ở gần những nơi có nhiều âm thanh lớn liên tục như nút giao thông đông đúc, ga tàu hoả sẽ là nguyên nhân gây ra sự suy giảm thính giác một cách nghiêm trọng. Do vậy, các bậc phụ huynh nên cân nhắc tới việc giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!