Khủng long Mosasaur – Bá chủ đại dương 80 triệu năm trước

Khủng long Mosasaur được xem là một loài thuộc họ thằn lằn biển lớn đã tuyệt chủng. Những hóa thạch đầu tiên của chúng được phát hiện trong mỏ đá vôi tại Maastricht, Meuse năm 1764. Mosasaur hiện nay được coi là họ có quan hệ gần gũi nhất với loài rắn, do phân tích nhánh đã tính gộp dựa trên những đặc điểm tương đồng về bộ hàm và hộp sọ. Từ một loài chỉ sống “chui lủi” trên cạn, tổ tiên của Mosasaur đã xuống biển để rồi bắt đầu tiến hóa thành loài sinh vật được mệnh danh là “T-rex” của đại dương.

Đầu của loài khủng long này trông khá giống đầu của cá sấu, với hàng trăm chiếc răng vô cùng sắc nhọn. Chính vì thế mà lực cắn của chúng vô cùng mạnh mẽ, có thể tiêu diệt được cả các kẻ thù được bảo vệ kỹ lưỡng nhất. Mosasaur sinh ra là một cỗ máy chiến đấu với những đối thủ tầm cỡ với vũ khí, tốc độ cùng sự nhanh nhẹn và sức mạnh. Theo dõi bài viết cụ thể sau đây của chúng tôi nhé!

Khủng long Mosasaur sống ở vùng biển sâu

Sinh vật này được cho là đã bơi qua các vùng biển ở kỷ Phấn trắng cách đây 80 triệu năm. Khoảng 80 triệu năm trước, khi khủng long đi bộ trên Trái đất. “Quái vật biển” Mosasaur dài hơn 5m đã sống ở vùng đại dương cổ đại từng bao phủ phía Tây Kansas.

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch của loài sinh vật này vào những năm 1970. Nhưng họ gặp khó khăn trong việc phân loại. Vì vậy, hóa thạch đã được lưu trữ cùng với các mẫu vật khủng long Mosasaur khác trong chi Platecarpus (chi thương long thủy sinh đã tuyệt chủng thuộc họ Mosasaurus) tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Sternberg của Đại học Bang Fort Hays (FHSM) ở Kansas, Mỹ.

Quái vật biển Mosasaur
Mosasaur được mệnh danh là quái vật biển

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã xem xét lại hóa thạch bí ẩn trên với mảnh hộp sọ, hàm và một vài mảnh xương từ phía sau đầu. Và phát hiện ra rằng, loài bò sát này không thuộc chi Platecarpus. Thay vào đó, nó là họ hàng gần của một loài Mosasaur quý hiếm được biết đến từ từ một mẫu vật duy nhất. Các nhà khoa học cho biết trong một nghiên cứu mới.

Loài mới, trước đây được gọi là mẫu FHSM VP-5515 và hiện được đặt tên là Ectenosaurus everhartorum. Nó là loài thứ hai được biết đến trong chi Ectenosaurus. Theo nghiên cứu, loài đầu tiên là Ectenosaurus clidastoides, được mô tả vào năm 1967.

Mosasaur có mõm mỏng để bắt cá linh hoạt

Ông Takuya Konishi, đồng tác giả nghiên cứu, một nhà cổ sinh vật học động vật có xương sống. Và trợ lý giáo sư tại Đại học Cincinnati, nói. “Đó là một loài sinh vật có mõm mỏng để bắt cá linh hoạt. Nhanh hơn là cắn vào thứ gì đó cứng như mai rùa. Độ hẹp của hàm và xương ở đỉnh đầu cho thấy, VP-5515 thuộc chi Ectenosaurus. Mặc dù hóa thạch có từ trước mẫu E.clidastoides khoảng 500.000 đến 1 triệu năm”.

Tuy nhiên, hộp sọ này lại không giống Ectenosaurus. Ví dụ, nó thiếu một mẩu xương ở cuối mõm. Mõm trên VP-5515 cũng ngắn hơn mõm trên E. clidastoides, theo nghiên cứu.

Mosasaur bắt mồi
Mosasaur có mõm mỏng nên bắt mồi rất nhanh và chính xác

“Chúng tôi biết đây là một loài mới. Nhưng chúng tôi không biết nó có thuộc chi Ectenosaurus hay không”, Konishi nói. “Để trả lời câu hỏi đó. Cuối cùng chúng tôi đã có thể tìm thấy một đặc điểm khác là khớp hàm. Nó có một vết khía nhỏ ở phần cuối phía sau của hàm dưới”. Đặc điểm này chưa từng xuất hiện ở bất kỳ loài Mosasaur nào trước đó.

Cho đến nay, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hơn 1.800 mẫu vật Mosasaur tại khu vực biển nội địa trước đây. Tuy nhiên, hiện tại, toàn bộ chi Ectenosaurus chỉ được đại diện bởi hai hóa thạch. Mỗi hóa thạch biểu trưng cho một loài. Phát hiện được công bố ngày 26/8 trên Tạp chí Khoa học Trái đất của Canada. Thời đại của khủng long, những sinh vật khổng lồ thống trị Trái Đất qua đi. Nỗi khiếp sợ của đại dương không còn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!