Vừa qua, mưa đã rơi ngay trên đỉnh của chỏm băng khổng lồ tại Greenland và đây là lần đầu tiên trong lịch sử một sự kiện như vậy được ghi nhận lại. Theo The Guardian, nhiệt độ ngay trên đỉnh cao 3.216m của chỏm băng này thường thấp hơn nhiều so với mức để đóng băng, do đó mưa là một dấu hiệu khá rõ ràng của một cuộc khủng hoảng khí hậu. Những nhà khoa học từ Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ đã tiến hành ghi nhận mưa rơi trong suốt ngày 14/8 nhưng lại không có dụng cụ nào để đo lượng mưa vì mưa rơi quá bất ngờ. Trên khắp thềm băng Greenland, ước tính đã có khoảng 7 tỉ tấn nước được giải phóng từ những đám mây.
Mưa rơi trên đỉnh thềm băng Greenland
Lần đầu tiên trong lịch sử mưa đã rơi trong vài giờ tại đỉnh của thềm băng ở Greenland vào cuối tuần trước. Khi nhiệt độ tăng cao trên ngưỡng đóng băng. Một trạm nghiên cứu Bắc Cực nằm ở độ cao khoảng 3,2 km so với mực nước biển đã ghi nhận nhiệt độ trên mức đóng băng trong hơn 9 giờ lần thứ 3 trong vòng chưa đầy một thập kỷ qua. Các nhà khoa học xác nhận đã quan sát thấy mưa tại Trạm Summit của Greenland. Nó nằm ở độ cao khoảng 3,2 km so với mực nước biển.
Cùng với báo cáo đầu tiên ghi nhận về trận mưa này. Trạm nghiên cứu Bắc Cực đã chứng kiến nhiệt độ trên mức đóng băng trong khoảng 9 giờ. Theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia (NSIDC). Đây là lần thứ 3 trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Và là lần thứ tư trong lịch sử nhiệt độ ở đỉnh thềm băng tăng lên trên mức đóng băng.
Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia cho biết. Nhiệt độ tăng cao tại đây là do một vùng áp suất thấp trên đảo Baffin. Và áp suất không khí cao ở phía Đông Nam Greenland đã đẩy không khí ấm. Và hơi ẩm ra khắp khu vực trong 3 ngày.
Hiện tượng băng tan do sự biến đổi của khí hậu
Trận mưa này đã làm tổn thất lượng băng trên bề mặt lớn hơn 7 lần so với mức trung bình vào giữa tháng 8 hàng năm. Các nhà nghiên cứu cho biết, điều kiện thời tiết ấm áp. Và mưa khiến băng tan chảy kéo dài trong 3 ngày. Điều này đã dẫn đến lượng nước chảy ra đại dương tăng cao. Thực trạng băng tan sau mưa nói trên xảy ra sau khi khu vực này trải qua một đợt băng tan trên diện rộng khác vào cuối tháng 7.
Các nhà khoa học lo ngại rằng, biến đổi khí hậu đang khiến băng tan nhanh hơn ở Bắc Cực. Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng mực nước biển tăng trên khắp thế giới. Báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu kết luận rằng; rõ ràng khí thải carbon từ các hoạt động của con người đang làm nóng hành tinh. Và gây ra các tác động như băng tan và mực nước biển dâng cao.
Vào tháng 5, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng một phần đáng kể của tảng băng Greenland đã gần đạt đến đỉnh điểm. Sự tan chảy sẽ tăng tốc và trở nên không thể tránh khỏi; ngay cả khi quá trình nóng lên toàn cầu bị dừng lại.
Mời quý độc giả theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi.